1. Nước thải là gì?

Nước thải là nước được thải ra sau khi đã sử dụng, hoặc được tạo ra trong quá trình công nghệ và không còn giá trị trực tiếp đối với quá trình đó nữa. Nước thải có thể đến từ nhiều nguồn: hộ gia đình, công nghiệp, thương mại, nông nghiệp, nước chảy tràn bề mặt, nước mưa bão, dòng vào cống ngầm hoặc nước thấm qua.

2. Vì sao phải xử lý nước thải?

Nước ngầm và sinh vật nước

– Nước ngầm: Ngoài việc các cặn lơ lửng trong nước mặt, các chất thải nặng lắng xuống đáy sông, sau khi phân huỷ, 1 phần lượng chất được các sinh vật tiêu thụ, 1 phần thấm xuống mạch nước bên dưới (nước ngầm) qua đất, làm biến đổi tính chất của loại nước này theo chiều hướng xấu (do các chất chứa nhiều chất hữu cơ, kim loại nặng…)

–  Nước mặt: Do nhiều nguyên nhân khác nhau, gây ra sự mất cân bằng giữa lượng chất thải ra môi trường nước (rác thải sinh hoạt, các chất hữu cơ,…) và các sinh vật tiêu thụ lượng chất thải này (vi sinh vật, tảo,…) làm cho các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng,… không được phân huỷ, vẫn còn lưu lại trong nước với khối lượng lớn, dẫn đến việc nước dần mất đi sự tinh khiết ban đầu, làm chất lượng nguồn nước bị suy giảm nghiêm trọng.

– Sinh vật nước: Ô nhiễm nước ảnh hưởng trực tiếp đến các sinh vật nước, đặc biệt là vùng sông, do nước chịu tác động của ô nhiễm nhiều nhất. Nhiều loài thuỷ sinh do hấp thụ các chất độc trong nước, thời gian lâu ngày gây biến đổi trong cơ thể nhiều loài thuỷ sinh, một số trường hợp gây đột biến.

Hiện tượng thủy triều đen: Tình trạng chất lượng nước hồ giảm đột ngột nghiêm trọng và tình trạng cá chết hàng loạt.

Thủy triều đỏ: Sự phát triển quá mức của nền công nghiệp hiện đại đã kéo theo những hậu quả nặng nề về môi trường, làm thay đổi hệ sinh thái biển.

Đất và sinh vật đất:

Đất:  Nước bị ô nhiễm mang nhiều chất vô cơ và hữu cơ thấm vào đất gây ô nhiễm nghiêm trọng cho đất.

Sinh vật đất: Khi các chất ô nhiễm từ nước thấm vào đất không những gây ảnh hưởng đến đất mà còn ảnh hưởng đến cả các sinh vật đang sinh sống trong đất.

Không khí:

Các hợp chất hữu cơ, vô cơ độc hại trong nước thải thông qua vòng tuần hoàn nước, theo hơi nước vào không khí làm cho mật độ bụi bẩn trong không khí tăng lên. Không những vậy, các hơi nước này còn là giá bám cho các vi sinh vật và các loại khí bẩn công nghiệp độc hại khác.

Hậu quả của ô nhiễm nước thải là làm ảnh hướng rất lớn đến con người:

Sức khỏe con người: khi nguồn nước mặt, nước ngầm bị ô nhiễm, con người bị ảnh hưởng rất lớn. Con người sống ở những khu vực có nguồn nước ô nhiễm rất dễ bị các bệnh ung thư, đột biến gen, các bệnh lây nhiễm do vi khuẩn, bệnh về phổi, …

Như vậy hậu quả của ô nhiễm nước thải là vô cùng to lớn, do đó mọi người cùng chung tay bảo vệ môi trường là bảo vệ chỉnh sức khỏe của bạn và người thân của bạn

3. Các biện pháp xử lý nước thải thường dùng?

Mục đích chính của xử lý nước thải chính là loại bỏ các chất rắn lơ lửng và diệt vi khuẩn gây bệnh trước khi đưa nó trở lại môi trường.
Trong công nghệ xử lý nước thải, hóa chất ưu việt nhất hiện nay để thực hiện được các phương pháp trên là PAC

4. PAC là gì?

Hóa chất xử lý nước PAC là viết tắt của từ poly aluminium chloride – Công thức phân tử [Al2(OH)nCl6-n]m. Đây là loại hóa chất keo tụ, chất trợ lắng trong xử lý nước cấp, nước thải, nước nuôi trồng thủy sản, giúp kết lắng các hợp chất keo tụ và các chất lơ lửng, loại bỏ chất hữu cơ, vi khuẩn, virus có trong nước.

Hóa chất PAC chứa hàm lượng nhôm tới 28 – 32% đem đến khả năng keo tụ các cặn bẩn trong nước một cách hiệu quả mà không gây hại đến môi trường. Hiện nay, hóa chất PAC được sản xuất với số lượng lớn và sử dụng phổ biến tại các nước Châu Á thay thế hoàn toàn cho phèn nhôm sunfat

5. Đặc điểm

Hóa chất keo tụ PAC tồn tại ở dạng lỏng và dạng bột nên màu sắc và cơ chế hóa học của PAC cũng khác nhau:

–  PAC dạng bột có màu vàng chanh, trắng ngà, tan hoàn toàn trong nước và lưu trữ được lâu dài trong điều kiện thường. 

– PAC dạng lỏng có màu vàng nâu, thường được đựng trong chai hoặc can nhựa để bảo quản được lâu hơn.

Hóa chất trợ lắng PAC có khả năng loại bỏ hoàn toàn các chất hữu cơ hòa tan và không hòa tan cùng các kim loại nặng tốt hơn so với phèn sunfat

6. Ưu nhược điểm

Ưu điểm

– PAC tăng chất lượng nước hiệu quả

– Nhôm Cloride có trong hợp chất PAC giúp cho pH của dung dịch không bị giảm đột ngột

– PAC hoạt động tốt nhất trong khoảng PH từ 6.5 – 8.5

– Sử dụng hóa chất keo tụ PAC sẽ giảm thiểu sự ăn mòn thiết bị.

– Quá trình vận chuyển cũng như bảo quản PAC rất dễ dàng.

– PAC có thể hoà tan vào nước với bất kỳ tỷ lệ nào.

– Hiệu quả lắng trong cao hơn phèn nhôm từ 4 – 5 lần.

– Thời gian keo tụ nhanh.

– Liều lượng sử dụng hóa chất PAC thấp, bông cặn to, dễ lắng.

– Thao tác sử dụng đơn giản, không cần đến các thiết bị hỗ trợ.

Nhược điểm

– PAC có hiệu quả mạnh, chỉ cần sử dụng liều lượng thấp đã có thể xử lý khối lượng lớn nước thải, nên khi sử dụng quá liều lượng sẽ gây hiện tượng tái ổn định của hạt keo.

– Lượng Cloride trong hóa chất keo tụ PAC sẽ thúc đẩy quá trình ăn mòn ở những nơi đóng cặn bùn.

7. Ứng dụng

– Hóa chất keo tụ PAC được ứng dụng hầu hết trong những quy trình công nghệ sau đây:Xử lý nước thải chứa cặn lơ lửng như nước thải công nghiệp ngành nhuộm, gốm sứ, gạch, giấy, nhà máy chế biến thủy sản, xí nghiệp giết mổ gia súc, ngành luyện kim,…

– Hóa chất keo tụ PAC, keo tụ những cặn bẩn lơ lửng để xử lý nước cấp dân dụng, nước cấp công nghiệp, thích hợp với các nhà máy cấp nước sinh hoạt, hồ bơi trạm cấp nước,…

– Ứng dụng trong lọc nước sinh hoạt, nước uống cho hộ gia đình, được lắng trong trực tiếp từ nước sông hồ kênh rạch tạo nước sinh hoạt.

– Hóa chất xử lý nước PAC trong ao nuôi trồng thủy sản (đặc biệt ao nuôi cá, ao nuôi tôm)

Tùy vào hàm lượng cặn lơ lửng và tính chất của các loại nước thải mà chúng ta sử dụng liều lượng keo tụ PAC khác nhau.

Đăng nhận xétEmail của bạn sẽ không công khai. Các trường bắt buộc đánh dấu *

C8-08 KĐT Geleximco, Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội
Mon - Sat: 7:00-18:00
Copyright © 2021 ATH Việt Nam. All rights reserved.